Header Ads Widget

Ticker

6/recent/ticker-posts

Công nghệ số đã thay đổi ngành kinh doanh ẩm thực như thế nào?

Công nghệ số đã để lại dấu ấn lớn trong ngành kinh doanh nhà hàng và thay đổi cách các thương hiệu tương tác với thực khách. Nói một cách đơn giản, mục đích cao nhất của ngành dịch vụ khách hàng chính là cung cấp những dịch vụ và trải nghiệm phù hợp hoặc vượt xa mong đợi của khách hàng. Do đó, việc áp dụng công nghệ số nhằm cải thiện dịch vụ nhà hàng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tùy theo đối tượng khách hàng và nhu cầu sử dụng, kiếm tiền, công nghệ số xuất hiện trong các nhà hàng với nhiều cấp độ khác nhau, từ “hiện đại” cho tới “rất hiện đại”. Dựa trên mức độ tiện dụng cho người tiêu dùng, có thể tạm chia các công nghệ này thành 3 mức độ như sau:

1. Đồ ăn giao tới tận... miệng

Tại những quốc gia phát triển, việc đặt chỗ, gọi món hay thanh toán tại nhà hàng được thực hiện qua thiết bị công nghệ là trải nghiệm quen thuộc đối với người tiêu dùng. Có thể lấy ví dụ điển hình như Starbucks – gã khổng lồ trong ngành đồ uống. Bạn đang vội vã muốn mua cốc cà phê sáng trước khi đi tới công ty ư? Giờ thì bạn đã có thể dễ dàng gọi trước món đồ uống ưa thích bằng điện thoại thông minh trước cả khi đặt chân tới bất cứ cửa hàng Starbucks nào tại Mỹ. Ứng dụng di động của Starbucks cho phép người dùng gọi món tại cửa hàng Starbucks gần nhất, thanh toán online và chỉ cần tới của hàng để nhận đơn hàng của mình. Quả là tiện lợi phải không nào?

Công nghệ số đã thay đổi ngành kinh doanh ẩm thực như thế nào?

Không chỉ Starbucks mà còn rất nhiều thương hiệu nổi tiếng khác trên thế giới cũng đã đưa ứng dụng công nghệ vào việc kinh doanh và phục vụ khách hàng. Vậy còn ở Việt Nam thì sao?

Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của những trang web như DeliveryNow, Foodvn hay Grab... đã khiến cho mảng giao đồ ăn tận nơi của các nhà hàng phát triển mạnh mẽ. Chỉ cần truy cập vào những trang web/app có dịch vụ giao hàng, khách hàng có thể lựa chọn bất cứ một món ăn, đồ uống nào, từ đồ ăn chế biến sẵn cho tới thực phẩm tươi sống, tất cả sẽ được giao tới tận nhà chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ.

2. Nằm nhà săn khuyến mãi

Đặc biệt, nhiều trang web như Hot Deal, Shopee, Lazada, Tiki, v.v, còn liên tục đăng tải những chương trình khuyến mãi, voucher giảm giá vô cùng hấp dẫn tại các địa chỉ ẩm thực. Ngày nay, thay vì tìm kiếm địa chỉ quán ăn và tới đó dùng bữa, khách hàng sẽ tìm kiếm online những ưu đãi và có thể đưa ra quyết định dựa vào mức độ hấp dẫn mà những chương trình này mang lại.

Công nghệ số đã thay đổi ngành kinh doanh ẩm thực như thế nào?

Không chỉ xuất hiện trên các website ẩm thực, phần lớn những nhà hàng ngày nay đều sở hữu fanpage Facebook hoặc những tài khoản mạng xã hội khác nhằm tăng sự tương tác với khách hàng. Những hình ảnh món ăn, đồ uống đẹp mắt thường xuyên được đăng tải là một điểm cộng rất lớn giúp thu hút khách hàng. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đặt bàn, đặt hàng giao tận nhà bằng cách nhắn tin trực tiếp hoặc bình luận trên trang mạng xã hội của các nhà hàng.

3. Phục vụ kiểu… điện tử

Bên cạnh cuộc đua online, nhiều nhà hàng còn áp dụng cả hệ thống công nghệ hiện đại vào mọi công đoạn phục vụ. Thay vì menu truyền thống, giờ đây, thực khách đã có thể chọn món trên máy tính bảng và trực tiếp gửi yêu cầu của mình tới bếp của nhà hàng. Có thể kể đến những nhà hàng đang áp dụng cách thức đặt món này rất thành công như hệ thống nhà hàng, quán ăn tại Tp. HCM, Hà Nội...

Sau khi khách chọn món xong trên máy tính bảng, những yêu cầu này đã được trực tiếp chuyển tời khu bếp mà không cần nhân viên nhà hàng quay lại quầy để thông báo. Có thể nói đây là một cách thức hoạt động thú vị, giúp giảm thiểu nhầm lẫn trong quá trình dặt món và tiết kiệm thời gian cho nhà hàng cũng như thực khách.

Công nghệ số đã thay đổi ngành kinh doanh ẩm thực như thế nào?

Đặc biệt, tại 1 số chuỗi cà phê lớn khách hàng còn được trải nghiệm một ứng dụng khá độc đáo của công nghệ hiện đại. Sau khi gọi món và thanh toán tại quầy, khách hàng sẽ được nhận một chiếc chuông báo điện tử. Chiếc chuông này sẽ bật sáng và rung khi order của khách đã được chế biến xong và đóng gói tại quầy. Ứng dụng này giúp giảm thiểu đáng kể chi phí thuê nhân viên phục vụ cũng như khách hàng có thể ngồi nghỉ ngơi tại bàn và biết được “tình trạng” order của mình mà không phải chờ đợi quá lâu tại quầy.

Những ứng dụng công nghệ số sẽ ngày càng phổ biến hơn trong ngành dịch vụ ẩm thực tại Việt Nam nói riêng, cũng như trong toàn bộ các ngành công nghiệp khác nói chung. Với những ưu điểm như giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và làm tăng trải nghiệm thú vị cho khách hàng, đây là một xu hướng chắc chắn sẽ luôn phát triển trong tương lai.

Đăng nhận xét